Học viện Thương hiệu Kim Cương (DBI) - thành viên của Tập đoàn Hành trình Kim Cương (DJC) đào tạo tư duy công nghệ số cho cán bộ thư viện trường học
Sáng ngày 07/07/2024, Học viện Thương hiệu Kim cương (DBI - thành viên của Tập đoàn Hành trình Kim cương DJC) đã tổ chức buổi đào tạo online với chủ đề “Tư duy công nghệ số” nhằm mục đích cung cấp kiến thức và kinh nghiệm xây dựng thư viện số đến các cán bộ thư viện trường học. Sự kiện nằm trong chuỗi hoạt động hưởng ứng chương trình chuyển đối số ngành thư viện của quốc gia.
Buổi đào tạo online với chủ đề “Tư duy công nghệ số” diễn ra vào sáng ngày 07/07/2024 với gần 100 cán bộ thư viện trường học tham gia
Tham dự buổi đào tạo có ThS. Nguyễn Châu Linh - Phó Chủ tịch, CEO Tập đoàn Hành trình Kim cương (DJC), Chủ tịch Học viện Thương hiệu Kim cương (DBI); anh Vũ Đình Khôi - Trưởng ban Công nghệ DBI; TS. Trần Văn Hồng - Giảng viên thỉnh giảng tại Học viện hành chính Quốc gia, ĐH Sài Gòn, Đại học Thái Nguyên cùng gần 100 cán bộ thư viện đến từ các trường cấp 2, cấp 3, cao đẳng và ĐH trên toàn quốc.
Trong thời đại công nghệ thông tin ngày càng phát triển, xu thế phát triển thư viện số đã trở thành một phần chủ đạo trong toàn cảnh hoạt động thông tin - thư viện trên toàn thế giới. Chính phủ cũng đã phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số ngành thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, với mục tiêu chung là ứng dụng mạnh mẽ, toàn diện công nghệ thông tin, nhất là công nghệ số nhằm nâng cao năng lực hoạt động của các thư viện và hình thành mạng lưới thư viện hiện đại; bảo đảm cung ứng dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người sử dụng; thu hút đông đảo người dân quan tâm, sử dụng dịch vụ thư viện, góp phần nâng cao dân trí, xây dựng xã hội học tập.
Thư viện số là một khái niệm khá mới ở Việt Nam và cũng đang tồn tại nhiều định nghĩa khác nhau. Nhìn chung có thể hiểu Thư viện số là một thư viện trong đó toàn bộ tài nguyên của thư viện đã được số hóa và được quản lý bằng một phần mềm chuyên nghiệp có tổ chức, giúp người dùng dễ dàng truy cập, tìm kiếm và xem được nội dung toàn văn của chúng từ xa thông qua hệ thống mạng thông tin và các phương tiện truyền thông.
Với kinh nghiệm xây dựng thành công nền tảng Ngân hàng Di sản tri thức tinh hoa DJC (còn gọi là Thư viện trăm năm, do DJC khởi tạo và phát triển) là 1 hệ sinh thái hội tụ các thư viện tinh hoa đa ngành, ThS. Nguyễn Châu Linh chia sẻ với người tham dự nhiều thông tin bổ ích và thú vị. ThS. Châu Linh nhấn mạnh về tầm quan trọng của tư duy công nghệ số trong việc tìm ra giải pháp chuyển đổi số cho ngành thư viện.
Buổi đào tạo do ThS. Nguyễn Châu Linh (góc trái trên) - Phó chủ tịch, CEO Tập đoàn Hành trình Kim cương; Chủ tịch Học viện Thương hiệu Kim cương (DBI) và anh Vũ Đình Khôi - Trưởng ban Công nghệ DBI chia sẻ
Ngân hàng Di sản tri thức tinh hoa DJC không chỉ cung cấp nguồn tài liệu phong phú và đa dạng phục vụ cho việc học tập trọn đời của người dùng, mà còn là kênh truyền thông thương hiệu thông qua giáo dục và hội tụ thương hiệu di sản. Là người tham gia thiết kế nền tảng Ngân hàng Di sản tri thức tinh hoa DJC, anh Vũ Đình Khôi - Trưởng ban Công nghệ Học viện Thương hiệu Kim cương (DBI) đã cung cấp hướng dẫn cụ thể về cấu trúc cũng như cách thức sử dụng thư viện trên giao diện website (djc.vn) và app DJC đến người tham gia.
Theo đó, nền tảng số DJC được chia làm 2 phần bên trong và bên ngoài Ngân hàng Di sản:
Phần 1 - Bên ngoài Ngân hàng Di sản gồm các trang:
- Giải thưởng Brand Review Award: Nơi đăng tải, quảng bá bài dự thi các mùa giải của thí sinh toàn cầu gồm các ấn phẩm tái hiện câu chuyện thương hiệu Quốc - Tộc - Thương - Nhân thông qua các loại hình sáng tác như Tạp chí, Sách tranh, Clip, Thơ ca, Hội họa, Âm nhạc…
- Tin tức - Sự kiện: Nơi cập nhật các tin tức sự kiện mới nhất liên quan đến hoạt động của Tập đoàn và hệ sinh thái các đối tác chiến lược.
- Diamond Club: Nơi vinh danh các cổ đông, đối tác chiến lược, đơn vị đồng hành và đăng tải bài viết chuyên sâu về tác giả, tác phẩm và các dự án tạo tác động cộng đồng.
- Blog: Là một mạng xã hội thu nhỏ dành cho các lãnh đạo trẻ tinh hoa và giới trí thức chia sẻ các câu chuyện thương hiệu, các trải nghiệm thú vị và các bài học sống động truyền cảm hứng cho cộng đồng.
- Dashboard: Nơi ghi dấu ấn và thành tựu được cá nhân hóa cho mỗi người dùng, có thể được xem như một dạng Hồ sơ nhân hiệu được kiểm chứng và cũng là kênh thư viện riêng lưu trữ tài liệu yêu thích.
- Ví: Nơi bạn có thể nạp tiền nhận kim cương và thoải mái trải nghiệm các tính năng mua tài liệu, tặng đá cho bạn bè, thực hiện gieo hạt thiện nguyện…
Phần 2 - Hệ thống Ngân hàng Di sản gồm các nhóm:
- Thư viện Giáo dục: Nơi tập hợp các Thư viện từ Mầm non đến Phổ thông liên cấp đến các Viện, Học viện cung cấp kiến thức nền tảng, tài liệu liên quan đến kỹ năng sống, kỹ năng làm việc, kiến thức chuyên ngành. Nguồn tài liệu đều được sàng lọc, sắp xếp và kiểm duyệt trước khi đăng tải.
- Thư viện Tôn giáo: Nơi tập hợp các Thư viện tôn giáo do cơ quan chủ quản các Tôn giáo kết hợp cung cấp tài liệu trong khuôn khổ cho phép của Pháp luật giúp giáo hóa người dân, sống tốt đời đẹp đạo.
- Thư viện Quốc hiệu: Nơi tập hợp câu chuyện thương hiệu tinh hoa của các Quốc gia liên quan đến quá trình hình thành và phát triển, liên quan đến lịch sử, văn hóa, kinh tế… Cũng là nơi lưu trữ các tác phẩm dự thi Brand Review Award xuất sắc, chia sẻ cho cộng đồng toàn cầu. Đặc biệt hơn nữa, sẽ bao gồm kênh thư viện của các tỉnh thành muốn truyền thông sâu rộng về di sản, về điểm độc đáo của địa phương thu hút du khách, thu hút nhà đầu tư.
- Thư viện Tộc hiệu: Nơi tập hợp câu chuyện thương hiệu tinh hoa của các Vương triều, Gia tộc dòng họ, liên quan đến lịch sử hình thành và phát triển, liên quan đến giá trị cốt lõi, niềm tự hào gia tộc. Cũng là nơi lưu trữ các tác phẩm dự thi Brand Review Award xuất sắc, chia sẻ cho cộng đồng toàn cầu. Đặc biệt hơn nữa, sẽ bao gồm kênh thư viện của các Dòng họ mong muốn lưu trữ gia phả và các di sản văn hóa hồi hướng con cháu quy tổ quy tông, chấn hưng dòng tộc.
- Thư viện Thương hiệu: Nơi tập hợp câu chuyện thương hiệu tinh hoa của các Tổ chức, Doanh nghiệp liên quan đến lịch sử hình thành và phát triển, liên quan đến văn hóa doanh nghiệp, đến sản phẩm dịch vụ chất lượng. Cũng là nơi lưu trữ các tác phẩm dự thi Brand Review Award xuất sắc, chia sẻ cho cộng đồng toàn cầu. Đặc biệt hơn nữa, sẽ bao gồm kênh thư viện của các tổ chức, doanh nghiệp có tác động tích cực đến cộng đồng và hướng tới xây dựng thương hiệu di sản.
- Thư viện Nhân hiệu: Nơi tập hợp câu chuyện thương hiệu cá nhân tinh hoa của các danh nhân, doanh nhân, nghệ nhân… nổi tiếng, có tác động tích cực đến cộng đồng. Họ là những tấm gương sáng cho nhiều thế hệ. Cũng là nơi lưu trữ các tác phẩm dự thi Brand Review Award xuất sắc, chia sẻ cho cộng đồng toàn cầu. Đặc biệt hơn nữa, sẽ bao gồm kênh thư viện của các cá nhân có giá trị và hướng tới xây dựng nhân hiệu di sản.
Rất hứng thú với những kiến thức mới mẻ và sự độc đáo cũng như tính chuyên nghiệp của Ngân hàng Di sản tri thức tinh hoa DJC, những người tham gia đã đặt ra nhiều câu hỏi nhằm tìm hiểu sâu về nguồn tài nguyên của nền tảng, cách sử dụng các tài liệu trong thư viện, chi phí sử dụng… Những vấn đề mà các cán bộ thư viện quan tâm đều được ThS. Nguyễn Châu Linh và anh Vũ Đình Khôi giải đáp cụ thể.
Nhận định hệ sinh thái DJC là nền tảng mới và có nhiều điểm khác biệt so với nhiều thư viện số đã được xây dựng ở Việt Nam, TS. Trần Văn Hồng đánh giá cao tính chuyên nghiệp và sáng tạo của nền tảng Ngân hàng Di sản DJC. TS. Hồng cho rằng việc tìm hiểu về nền tảng DJC sẽ giúp các cán bộ thư viện mở rộng tư duy, có thêm góc nhìn về việc áp dụng công nghệ để số hoá tài liệu cho trường học.
Các cán bộ thư viện tham gia đặt câu hỏi về nền tảng Ngân hàng Di sản tri thức tinh hoa DJC
Sau buổi đào tạo, mỗi cán bộ thư viện tham gia đã được tặng 01 tài khoản Ngân hàng Di sản tri thức tinh hoa DJC trị giá 365.000 nghìn đồng để trải nghiệm nền tảng, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong quá trình học tập và thực hiện công việc chuyên môn. DJC hy vọng đây không chỉ là một đóng góp cho sự phát triển giáo dục mà còn là bước chuyển mình quan trọng trong việc hướng tới một cộng đồng thông minh và phát triển bền vững.
Ý kiến (0)