Rèn luyện hơi thở, gia tăng trải nghiệm sống tích cực
Mỗi ngày, bạn thở từ 17.000 đến 29.000 nhịp, mỗi năm là từ 6 đến 10 triệu nhịp. Mỗi tế bào trong cơ thể người cần phải lấy vào khí O2 và thải đi khí CO2. Khí O2 được vận chuyển khắp cơ thể nhờ vào máu, nhưng sự trao đổi giữa không khí vào máu thực tế chỉ được diễn ra ở phổi. Hai màng phổi mỏng cho phép không khí lưu thông dễ dàng, không khí cũng được kéo và ra vào phổi đều đặn để loại bỏ CO2 tích tụ và lấy O2 mới. Việc này xảy ra nhờ vào quá trình hô hấp hay còn gọi là hít thở.
Hít thở là hoạt động gắn liền với sự sống, đồng thời là bản năng của mọi sinh vật nói chung và loài người nói riêng. Có câu “Thấy mình trong hơi thở, thở để thấy chính mình”, thể hiện tầm quan trọng của hơi thở trong việc tự nhìn nhận mà hơn hết là làm chủ cuộc sống của mỗi cá nhân. Thế nhưng, thay vì tiến hóa để hô hấp tốt hơn, nhân loại lại để hơi thở của mình vận động tự phát, khiến hoạt động hô hấp ngày càng kém đi, tác động tiêu cực đến không chỉ thể chất mà còn cả tình trạng tâm lý, kéo theo chất lượng cuộc sống bị giảm sút.
Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, trong những năm gần đây, tỷ lệ người mắc các bệnh về đường hô hấp đang ngày càng cao trên phạm vi toàn quốc. Kết quả thống kê cứ 100.000 dân có đến 4,1% số người mắc các bệnh về phổi; 3,1% viêm phế quản và viêm tiểu phế quản. Các nhà chuyên môn cũng đã chỉ ra: nguyên nhân chính, chiếm tới 90%, gây ra vấn đề hô hấp là chúng ta đang thở sai cách; và chính thất bại đó đang gây ra hoặc trầm trọng hóa các bệnh mãn tính như cảm cúm, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính,...
Ở một góc độ khác, có thể dễ dàng nhận thấy, trong trường hợp nếu bạn gặp phải một điều kích động đến tâm lý, việc kiểm soát được hơi thở sẽ có tác dụng rất lớn giúp bạn điều tiết cảm xúc của mình tốt hơn, tránh được các kích động thần kinh dẫn đến hành vi tiêu cực.
Bạn bắt đầu cuộc sống bằng hơi thở. Bạn cũng ra đi cùng hơi thở. Cách bạn thở có thể tác động sâu sắc đến trải nghiệm sống của bạn. Men theo những hướng dẫn sinh tồn, bạn sẽ hiểu, dù chúng ta ăn uống hay tập thể dục ra sao, trẻ trung hay thông minh đến đâu, sở hữu bộ gen kiên cường thế nào – sẽ chẳng điều nào có ý nghĩa nếu ta không hít thở đúng cách. Và may thay, trên thực tế chúng ta không thể điều chỉnh được nhịp đập của tim nhưng lại rất dễ điều chỉnh nhịp thở của mình. Vậy, như thế nào là thở đúng cách, và cách để điều chỉnh nhịp thở như thế nào?
Câu trả lời có trong bộ sách Cẩm nang Thở của tác giả Khuất Ánh Tuyết.
Được nhận chứng chỉ Phương pháp sống khỏe đẹp lâu của Học viện Onasa Raise Royal Nhật Bản và có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y học, phát triển hệ thống chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, bà Khuất Ánh Tuyết hiện là Giám đốc Học viện Hoàng gia Osana Nhật Bản.
Trong Cẩm nang Thở, tác giả lần lượt dẫn người đọc đi từ những hiểu biết về hơi thở, đến việc khai thác “chiếc chìa khoá vạn năng" là thở đúng cách, rồi cao hơn nữa là phương pháp thở để tái tạo nguồn oxy tươi làm trong sạch cơ thể. Được viết trong thời kỳ đại dịch Covid-19, tác giả đã cung cấp cho người đọc những “hướng dẫn vàng" cho các bệnh nhân F0 và F1. Tuy hiện nay đại dịch nhiễm trùng đường hô hấp đã được đẩy lùi, nhưng những hướng dẫn về kiểu tập thở, tư thế nghỉ ngơi và những bài tập tăng thể lực và rèn luyện sức bền vẫn còn nguyên giá trị cho những người mắc bệnh về đường hô hấp.
Cẩm nang Thở được diễn đạt một cách đơn giản, dễ hiểu, bố cục khoa học, trình bày hấp dẫn giúp người đọc có thể nhanh chóng nắm bắt và ghi nhớ.
Cẩm nang Thở phiên bản số, với hai hình thức thể hiện là bản đọc và bản nghe, hiện được lưu trữ tại Ngân hàng Di sản Tri thức tinh hoa DJC (djc.vn).
Khi đăng ký tài khoản Ngân hàng Di sản Tri thức tinh hoa DJC tại đây, bạn có cơ hội được:
- Bình luận, đóng góp ý kiến và giao lưu cùng tác giả.
- Sở hữu ngay báo cáo quản trị cá nhân và blog riêng.
- Truy cập không giới hạn sách, truyện, tài liệu học tập và giải trí thú vị, đa dạng, đa lĩnh vực.
Thông tin về Ngân hàng Di sản Tri thức tinh hoa DJC:
☎️ Hotline: 0369 049 868 | 0335 609 868
💌 Email: info@djc.vn
Ý kiến (0)