DJC

Đã đánh giá tài liệu

Cảm ơn bạn đã phản hồi

5 yếu tố cần có trong câu chuyện sự nghiệp của người trẻ đi làm

5 yếu tố cần có trong câu chuyện sự nghiệp của người trẻ đi làm

| 746 lượt xem | thuyduongdjc

Câu chuyện sự nghiệp rất quan trọng với các nhà quản lý cấp trung và cấp cao, đặc biệt là những người muốn thay đổi công việc. Nhưng câu chuyện sự nghiệp còn quan trọng hơn nữa đối với những người trẻ mới đi làm như bạn vì các bạn chưa có được một CV quá nhiều trang.

Giả sử, trong một cuộc họp, hai chuyên gia tư vấn quản lý trò chuyện với nhau thế này:

- Tôi được biết công ty X đã tuyển được nhân sự cho dự án mới. Có vẻ là một đội giỏi. Tôi không biết về anh bạn trẻ/cô bạn trẻ ấy trong đội, anh có biết không?

- Tôi cũng chưa rõ. Nhưng tôi mừng vì công ty đã tuyển được người, vì đang thiếu nhân sự quá. Tôi biết anh ấy/cô ấy có kinh nghiệm ở lĩnh vực này, nhưng không chắc vị trí lần này có phải là điều anh ấy/cô ấy thích không, hay chỉ vì đang cần việc. Tất nhiên, tôi hy vọng dự án thành công. Hãy cùng chờ xem sao!

Hãy tưởng tượng, bạn chính là nhân vật vừa được tuyển dụng trong dự án trên.

Thực tế là, giới điều hành cấp cao trong các công ty lớn luôn muốn tìm được đúng người, đúng việc. Tuy nhiên, khi đối mặt với áp lực phải tuyển nhân sự gấp cho một dự án, họ đơn giản nghĩ rằng bạn – nhân sự trẻ họ vừa tuyển vào – sẽ mong muốn công việc mới cũng giống hệt như những công việc mà bạn từng làm trong quá khứ. 

Nhưng mà, nếu sự thật không phải vậy thì sao? Làm sao họ biết được? Bởi vì họ không thể biết rằng những thành tích trong quá khứ có liên quan như thế nào đến sở thích và mục tiêu phát triển của bạn trong tương lai. 

Nói cách khác, bạn đã không làm tốt việc kể câu chuyện sự nghiệp của mình trong công ty X. Vì không có câu chuyện về sự nghiệp của mình, bạn đã để mặc cho người khác định nghĩa về bản thân mình. 

Đây không phải là chuyện của riêng bạn, mà rất phổ biến trong thế giới việc làm ngày nay. Vốn dĩ câu chuyện sự nghiệp rất quan trọng đối với các nhà quản lý cấp trung và cấp cao, đặc biệt là những người muốn thay đổi công việc. Tuy nhiên, câu chuyện sự nghiệp còn quan trọng hơn nữa đối với những chuyên gia trẻ tuổi như bạn - những người chưa có được một CV quá nhiều trang hoặc chưa tiếp cận được với những bên “săn đầu người” (headhunter) xuất sắc. 

Vậy thì, điều gì tạo nên một câu chuyện sự nghiệp hiệu quả cho bạn?

Yếu tố đầu tiên là câu chuyện sự nghiệp phải dễ nhớ và dễ kể lại.

Hãy cung cấp cho các đồng nghiệp của bạn một câu chuyện mà họ có thể nghĩ đến ngay vào bất kỳ lúc nào ai đó hỏi về bạn. Đừng để họ tự đưa ra giả định và tự rút ra kết luận. Câu chuyện bạn cung cấp chỉ cần gói gọn trong 2 đến 4 câu. 

Yếu tố thứ hai là câu chuyện sự nghiệp phải kết nối với những thành công trong quá khứ và nhu cầu phát triển ngắn hạn lẫn dài hạn của bạn, đồng thời mang tính gợi ý các loại nhiệm vụ sẽ giúp đạt được mục tiêu đó. 

Mục tiêu của bạn có thể liên quan trực tiếp đến công việc như rèn luyện một kỹ năng nào đó, tích luỹ kinh nghiệm sử dụng một công cụ hoặc một phương pháp nhất định, khám phá một lĩnh vực cụ thể… Mục tiêu của bạn cũng có thể mang tính cá nhân hơn, như hạn chế di chuyển để dành thời gian cho gia đình. 

Hãy xem câu chuyện sự nghiệp này như một bản sơ yếu lý lịch ngắn gọn mà sau khi nghe xong, các chuyên gia cấp cao sẽ lập tức có hai phản ứng. Một là họ sẽ muốn làm việc với bạn. Hai là họ sẽ biết rõ rằng có nên làm việc với bạn hay không.

Yếu tố thứ ba là câu chuyện sự nghiệp của bạn cần kết hợp giữa sự trung thực, khiêm tốn và màu sắc cá nhân.

Chỉ khi đó, câu chuyện mới chân thật và hấp dẫn. Những câu chuyện chỉ chứa một loạt thành tích sẽ không đáng tin và mọi người sẽ nghĩ rằng bạn khó lặp lại thành công như trước đây. Cũng giống như những câu chuyện hồi ký không đậm màu sắc cá nhân sẽ hiếm khi thu hút được sự chú ý.

Một ví dụ về câu chuyện sự nghiệp kém hấp dẫn là: 

“Tôi muốn làm việc trong lĩnh vực công nghệ sinh học, đó là lý do tôi gia nhập công ty. Tôi có nhiều kinh nghiệm trong phòng thí nghiệm và tôi đang cân nhắc học lên cao học”.

Mặc dù có ưu điểm là ngắn gọn nhưng câu chuyện sự nghiệp này không kết nối những trải nghiệm của cá nhân này với bất kỳ mục tiêu nào có thể đạt được thông qua công việc trong công ty mới. Anh ấy/cô ấy đề cập đến sở thích của mình đối với lĩnh vực “công nghệ sinh học” nhưng không lý giải rằng sở thích đó phát triển như thế nào và cô ấy/anh ấy đang tìm kiếm thêm kinh nghiệm nào. Do đó, câu chuyện không nêu rõ được chính xác loại nhiệm vụ nào sẽ lý tưởng nhất nếu giao cho cô ấy/anh ấy.

Câu chuyện có thể được điều chỉnh một chút để tăng tính hấp dẫn:

“Tôi làm việc ở phòng thí nghiệm trong suốt thời gian học đại học và lần này gia nhập công ty vì tôi đặc biệt quan tâm đến các khách hàng thích chăm sóc sức khỏe. Tôi đã có cơ hội được phát triển các kỹ năng tài chính định lượng trong lĩnh vực dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Giờ đây tôi muốn thử nghiệm bộ kỹ năng đó với các khách hàng thương mại khác để xác định xem về lâu dài, ngành nào sẽ khiến tôi quan tâm nhất. Và nếu được, tôi thực sự muốn được làm việc ngay tại thành phố này vì đã có cam kết với vợ và gia đình nhỏ”.

Câu chuyện sự nghiệp này cho thấy rõ ràng những thành công trong quá khứ (kinh nghiệm làm việc ở phòng thí nghiệm, phát triển một kỹ năng mới, có một gia đình hạnh phúc), rồi dẫn đến mục tiêu phát triển (xác định xem ngành nào sẽ quan tâm nhất về lâu dài), và cuối cùng là một nhu cầu (thực sự muốn làm việc ngay tại thành phố này). 

Quan trọng hơn, tất cả những thông tin đó chỉ gói gọn trong vòng bốn câu.

Yếu tố thứ tư là chia sẻ câu chuyện trong quá trình gặp gỡ và làm quen với các đồng nghiệp. 

Hãy chủ động tìm kiếm những cơ hội không chính thức để kể câu chuyện sự nghiệp của mình. Đó có thể là khoảnh khắc cùng ngồi ở sân bay hoặc đi chung taxi với một đồng nghiệp. Vì đây thường là dịp mọi người có thể hỏi bạn câu “Công việc thế nào rồi?”. Và khi hỏi, họ sẽ trao cho bạn cơ hội hoàn hảo để chia sẻ câu chuyện sự nghiệp của mình.

Khi bạn nói chuyện với ngày càng nhiều người, khả năng những cuộc chuyện trò liên quan đến bạn mà bạn vắng mặt sẽ ngày càng tăng. Điều này rất có lợi cho bạn. Vì có thể một giám đốc điều hành cấp cao sẽ nghe câu chuyện sự nghiệp của bạn từ một trong những nhân viên cấp dưới và rồi xác định được một cơ hội phát triển hoàn toàn phù hợp với nhu cầu của bạn. Cũng có thể một đối tác cấp cao sẽ nghe về bộ kỹ năng bạn sở hữu, hạn chế về mặt nơi làm việc của bạn và cung cấp cho bạn một dự án hoàn hảo ngay tại thành phố này.

Yếu tố thứ năm là câu chuyện sự nghiệp của bạn cần được cập nhật thường xuyên.

Khi ngày càng nhiều kinh nghiệm hơn, nhu cầu của bạn sẽ thay đổi. Hãy đảm bảo đội ngũ lãnh đạo cấp cao hiểu được tính logic đằng sau khát vọng nghề nghiệp của bạn để họ không ngạc nhiên về sự thay đổi. Điều này sẽ giúp duy trì sự tôn trọng và hỗ trợ của họ dành cho bạn.

Chia sẻ câu chuyện sự nghiệp cá nhân không những tốt cho bạn mà còn tốt cho những người nghe câu chuyện đó. Bởi vì có một thực tế là, việc đưa ra những giả định sai lầm về nhau là một yếu tố quan trọng làm giảm hiệu suất của đội nhóm.

Bằng cách chia sẻ câu chuyện của mình, bạn có thể cung cấp cho mọi người cái nhìn chính xác hơn về con người bạn, giúp hạn chế những những thách thức trong quá trình phối hợp làm việc, tránh xung đột giữa các cá nhân và phòng ngừa sự hiểu lầm trong tương lai.

Thông thường, những người trẻ mới đi làm chỉ kể về thành tích và nhu cầu của mình ở những dịp chính thức như trong quy trình tuyển dụng, đánh giá hiệu quả công việc định kỳ…

Mặc dù những dịp này đều quan trọng trong quá trình phát triển sự nghiệp, nhưng câu chuyện sự nghiệp dạng “nghiêm túc” này hiếm khi phù hợp với những cuộc trò chuyện không chính thức diễn ra ở hành lang, trên xe taxi hay trong nhà hàng. 

Bằng cách đưa câu chuyện sự nghiệp của bạn vào những dịp chuyện trò như vậy, bạn mới có thể đảm bảo rằng khi mọi người nói về bạn (và chắc chắn mọi người sẽ nói về bạn), họ đều nói đúng.

Đăng ký ngay khoá học trực tuyến về kiến thức và kỹ năng xây dựng thương hiệu cá nhân cho Gen Z của Học viện Thương hiệu Kim cương (DBI) - thành viên của Tập đoàn Hành trình Kim cương (DJC). Đến với khoá học, bạn sẽ được các chuyên gia nhiều kinh nghiệm và có uy tín cung cấp đa dạng kiến thức và kỹ năng về xây dựng thương hiệu cá nhân, từ cách xây dựng hồ sơ thương hiệu, cách kể câu chuyện thương hiệu, cách truyền thông thương hiệu cho đến cách xây dựng hình ảnh và phong cách chuyên nghiệp.

🔥 Nội dung đào tạo: 5 module

🔥 Thời gian đào tạo: 19:00 - 22:00 từ Thứ hai đến Thứ sáu

  • Đợt 1: từ ngày 19/08 đến ngày 23/08/2024
  • Đợt 2: từ ngày 09/09 đến ngày 13/09/2024
  • Đợt 3: từ ngày 23/09 đến ngày 27/09/2024

🔥 Giảng viên uy tín và giàu kinh nghiệm

  • Thạc sĩ Luật - Bùi Thị Bạch Hải
  • Thạc sĩ Nguyễn Châu Linh 
  • Tiến sĩ Khiêm Nguyễn 

🔥 Học phí

  • 999.000 đồng/module, ưu đãi 50% khi đăng ký combo 5 module. 

🔥 Quà tặng đặc biệt dành cho học viên 

  • Tặng một giờ coaching 1:1 trị giá 5.000.000 đồng
  • Khoá học Xây dựng Nhân hiệu Hạnh phúc trên Thư viện số DBI trị giá 299.000 đồng
  • Đặc biệt, toàn bộ thí sinh tham gia Giải thưởng Brand Review Award (B.R.A) (bra.djc.vn) mùa 2 sẽ được tài trợ 100% học phí khoá đào tạo

🔥 Thông tin liên hệ

  • Số điện thoại: 0903 661 512 (Ms Chi Nguyễn) | 0787 250 397 (Ms Thuỳ Dương)
  • Email: info@djc.vn
  • Website: https://djc.vn/
     

Ý kiến (0)